Showing posts with label Tin tuc. Show all posts
Showing posts with label Tin tuc. Show all posts

Sunday, October 20, 2013

Rửa tay sạch làm giảm 35% nguy cơ tiêu chảy

Mỗi cm2 trên bàn tay có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tay chân miệng…

Hơn 2.000 học sinh đã tham gia lễ mitting hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng. Ảnh: H.G.
Hơn 2.000 học sinh đã tham gia lễ mitting hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Việc phòng bệnh rất đơn giản - chỉ cần rửa tay với xà phòng. Thông tin được đưa ra tại lễ mitting hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng diễn ra tại Hà Nội ngày 20/10.
Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới, làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%. Thực tế nhiều người Việt Nam chưa có thói quen rửa tay thường xuyên hoặc nếu có cũng chỉ làm lấy lệ, chỉ rửa với nước sạch hoặc có dung dịch sát khuẩn nhưng chưa rửa đúng cách.
Vì thế, giáo sư Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kêu gọi đưa hành động thường xuyên rửa tay với xà phòng thành một nếp sống văn minh của xã hội.
Bộ Y tế cũng đã thành lập "Biệt đội tay sạch" với mục tiêu mang thông điệp rửa tay bằng xà phòng đến với người dân. Dự kiến từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, đội sẽ tuyên truyền và giúp xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân cho 1,8 triệu người dân khắp cả nước.
Mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay. Rửa tay đúng cách gồm 6 bước sau:
Bước 1: Làm ướt bàn tay, dùng dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay.
Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.

Wednesday, October 9, 2013

Nước sạch và vệ sinh môi trường tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (NTM).
Công trình cung cấp nước sạch xã An Thịnh (Lương Tài) đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân 2 xã An Thịnh, Mỹ Hương.
 Hiện nay, một số vùng nông thôn trong tỉnh, người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là ở ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Nếu nguồn nước không bảo đảm vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch ở các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được triển khai mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả khả quan. Đến nay, toàn tỉnh đã có 30 công trình cung cấp nước sạch tập trung ở khu vực nông thôn đang hoạt động cung cấp nước cho khoảng 120.000 người, chiếm xấp xỉ 15% dân cư nông thôn, trong đó nhiều công trình cấp nước sạch tập trung, như: Trí Quả, An Bình, Song Hồ (Thuận Thành), Tân Lãng, Trung Kênh, An Thịnh (Lương Tài), Văn Môn (Yên Phong), Tân Chi, Cảnh Hưng (Tiên Du))... có từ 70-90% số hộ trên địa bàn được sử dụng nước sạch. Theo đánh giá của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đã đạt 94,99%.
Xã Tân Chi (Tiên Du) là 1 trong 8 xã được tỉnh chọn làm điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2010 xã đã khởi công xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí đầu tư xấp xỉ 20 tỷ đồng. Công trình có công suất thiết kế 1.600 m3/ngày-đêm, bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của hơn 2.000 hộ dân. Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay toàn bộ các hạng mục thuộc khu đầu mối, tuyến đường ống dẫn nước đến từng thôn, lắp đặt đồng hồ đo nước, đấu nối đến bể chứa của từng hộ gia đình đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho hơn 1.500 hộ dân trên địa bàn.
Đánh giá về hiệu quả của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng, ông Đỗ Đình Quang, Chủ tịch UBND xã Tân Chi cho biết: “Công trình đã phát huy hiệu quả, được người dân nhiệt tình đón nhận. Việc xây dựng trạm cấp nước tập trung cung cấp nước sạch cho người dân là chủ trương hết sức đúng đắn, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo vệ nguồn nước ngầm quý hiếm, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước sạch. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh tiếp tục tuyên truyền để mọi người dân trong xã đều được sử dụng nước máy, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường là tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia NTM”. 
Sử dụng nước sạch là niềm khát khao của người dân sống ở nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới cùng với nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất của các trạm cấp nước cũ, đầu tư thêm hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nước sạch đến từng hộ gia đình ở vùng sâu, việc tìm thêm nguồn vốn và huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội và người dân để tiếp tục xây dựng, bảo dưỡng các trạm cấp nước, nhà vệ sinh an toàn, sử dụng hầm Biogas bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi cũng là việc làm rất cần thiết và cấp bách… Những việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt, tránh được những bệnh liên quan do sử dụng nguồn nước không bảo đảm chất lượng. Đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm ở các khu vực nông thôn trong tỉnh không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Thursday, October 3, 2013

Vấn đề vệ sinh môi trường: xử lý trước, trong và sau bão lụt

Nước ta nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, mỗi năm có hàng chục cơn bão đổ bộ vào nước ta kèm theo đó là mưa to gây ra các trận lũ lớn làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh và thường để lại các hậu quả nặng nề. 

Đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong và sau khi bão lũ là cực kỳ quan trọng để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Chúng tôi xin giới thiệu một số điểm cơ bản trong chuẩn bị và thực hành khi bão lũ xảy ra có liên quan đến nguồn nước và vệ sinh môi trường.
Chuẩn bị trước mùa bão lũ
- Huấn luyện và cung cấp các tài liệu hướng dẫn đến cán bộ y tế cơ sở thông qua các kênh thông tin đại chúng (loa, đài,báo, tivi) tuyên truyền cho nhân dân biết sử dụng các loại thiết bị, vật tư, hoá chất khử trùng nước.
- Di dời các kho hoá chất đến nơi khô ráo, không bị ngập lụt.
- Kiểm tra nhà cửa, gia cố những nơi yếu có thể bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
- Dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, chất đốt.
- Chuẩn bị một số thuốc thông thường như đau bụng, cảm sốt, thuốc tra mắt, bông băng, thuốc ngoài da.
- Chuẩn bị nilon để bịt, đậy khi giếng nước có nguy cơ bị ngập lụt.
- Với chuồng tiêu và chuồng gia súc: Lấy hết phân ra, rắc vôi bột lên trên; các nhà tiêu tự hoại hoặc thấm dội nước thì chuẫn bị sẵn nút đậy.
- Đối với cán bộ y tế và cơ sở y tế: kiểm tra công tác chuẩn bị của tuyến dưới, cập nhật thông tin về dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá. Chuẩn bị cơ sở thuốc dự phòng và chữa bệnh chủ yếu là đường tiêu hoá. Các cơ số này được đóng gói sẵn để có thể vận chuyển nhanh nhất đến các nơi bão lụt xảy ra. Chú ý thời hạn sử dụng và bổ sung thuờng xuyên. Chuẩn bị các loại hoá chất khử trùng như là phèn chua, chloramin B bột 25%, hoặc chlorua vôihoặc canxi hypoclorit 70%, chloramin B viên 0,25g, viên khửkhuẩn làm sạch nước Aquatabs, các tờ rơi hoặc tài liệu truyền thông phát cho cộng đồng.
Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường trong khi ngập lụt
Xử lý nước uống
- Làm trong nước bằng phèn chua: 1g phèn chua trong 20 lít nước khuấy đều để trong 30 phút cho cặn lắng xuống đáy rồi gạn lấy nước trong, có thể dùng vải sạch để lọc nước, làm vài lần cho đến khi nước trong.
- Khử trùng bằng hoá chất:Mỗi viên chloraminB hàm lượng 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước và 1 viên Aquatabs 0,67g có thể khử trùng được 20lít nước trong.
- Chú ý: không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nuớc sẽ hấp phụ hết Chlo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Chlo. Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi chlo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Chlo thì phải chờ 30 phút hoặc một giờ cho bớt mùi nồng và nước này phải được đun sối mới uống được.
An toàn thực phẩm trong khi ngập lụt
Trong khi ngập lụt các loại lương thực, thực phẩm rất dễ bị hư hỏng hoặc bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc haị, vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phải được chú trọng. Các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn; không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu . Trong khi lũ lụt không nên ăn rau sống. Trong trường hợp không đun nấu được thì các sản phẩm như mì ăn liền đóng gói, thực phẩm đóng hộp và nước uống đóng chai là tốt nhất. Nước dùng cho ăn uống phải được khử trùng và đun sôi. Các nguồn thực phẩm cứu trợ phải có nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng.
Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau bão lụt
Xử lý các giếng nước: Thực hiện ba bước
- Thau rửa giếng nước: làm sạch nước ở giếng, các hố nước xung quanh thành giếng, múc hết nước bẩn ở giếng bị ngập lụt ra (nếu có thể).
Làm trong nước giếng: dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng là 50g/1 m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa là 100g/1m3 nước. Hoà tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để từ 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng xuống hết thì tiến hành khử trùng.
- Khử trùng giếng nước: về nguyên tắc nước giếng sau khi khử trùng phải có nồng độ Chlo thừa là 0,5-1,0mg/lít (có mùi nồng của Chlo). Có thể dùng một số hoá chất khác như: Chorua vôi 20% (13g/m3) hoặc Chorua vôi 70% 94g/m3).
- Chú ý: Nếu nước chưa được làm trong hoàn toàn thì thuờng phải thêm bột Chloramin B, và ngửi thấy mùi Chlo thì việc khử trùng mới có tác dụng; nước đã khử trùng phải đun sôi mới được sử dụng. Trong trường hợp không có hoá chất để khử trùng chỉ ăn uống nước đã đun sối từ 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống bằngnước chưa khử trùng.
Nguyên tắc phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
- Thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo chống dich các cấp.
- Áp dụng các biện pháp dự phòng chủ động trước khi xảy ra lũ lụt là yếu tố mang tính quyết định.
- Khi lũ lụt xảy ra, việc xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh.
Tiến hành ngay các biện pháp y tế để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
- Tổ chức tốt hệ thống giám sát thống kê báo cáo tình hình các bệnh truyền nhiễm để xác định sự bùng phát dịch bệnh và khẩn trương tiến hành các biện pháp khống chế.
- Nhanh chóng điều tra các điểm được báo cáo về sự bùng phát dịch bệnh. Tổ chức cấp cứu, cách ly, và điều trị kịp thời để làm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết.
- Cung cấp đủ cơ số thuốc, hoá chât, vật tư để thu dung và điều trị kịp thời các trường hợp bệnh khi có dịch xảy ra.
- Sử dụng viên sủi Aquatabs 67mg để khử trùng nước ăn uống hoặc các hoá chất như Chloramin B xử lý môi trường, nguồn nước.
Đề phòng một số bệnh thường gặp sau lũ lụt
Phòng bệnh đau mắt đỏ
- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.
- Không để trẻ em tắm gội,chơi đùa với nước bẩn.
- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Không dùng chung khăn mặt và chậu với người bị đau mắt đỏ.
- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
Phòng bệnh ngoài da do nước
- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phảiđánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.
- Không mặc áo quần ẩm ướt.
- Trong mùa lũ không để trẻ em bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây ra bệnh ngoài da mà còn gây ra các bệnh đường tiêu hoá do trẻ nuốt phải nước bẩn.
- Hạn chế lội vào chổ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đóphải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô , nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
Phòng chống các bệnh do đường tiêu hoá và bệnh do vector truyền
Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế, nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
- Thực hiện nguyên tắc"Ăn chín, uống chín"
- Không nên ăn rau sống.
- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt.
- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác chết.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Uống hoặc tiêm vaccin phòng bệnh khi có chỉ định.
- Ngủ màn.
- Loại bỏ những vùng nước tù đọng là nơi sinh sản của muỗi.
- Phun hoá chất khử trùng ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt rét, sốt xuất huyết.

Wednesday, September 18, 2013

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

Tết Trung thu càng đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân càng tăng cao. Ngày nay, với sự phong phú của nhiều loại thực phẩm dùng trong dịp Tết cổ truyền như: Bánh kẹo, nước giải khát, rượu bia, hoa quả… thì nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng ngày càng nhiều hơn, nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Từ hơn một tháng nay, thị trường thực phẩm phục vụ tết Trung thu, đặc biệt các loại bánh Trung thu đã bắt đầu nhộn nhịp. Bên cạnh sự phổ biến của nhiều chủng loại bánh của các hãng bánh lớn có thương hiệu như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị... thì sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo của các cơ sở sản xuất tư nhân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận cũng xuất hiện khá nhiều tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm.
Đoàn thanh tra liên ngành về VSATTP tỉnh kiểm tra cửa hàng bán bánh Trung thu trên địa bàn thị trấn Lim (Tiên Du).

Theo các chủ cửa hàng thì một vài năm trở lại đây, hầu hết khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả, mẫu mã sản phẩm mà đã cân nhắc kỹ các thông tin về sản phẩm như nhà sản xuất, hạn sử dụng trước khi lựa chọn. Nhiều khách hàng cũng không ngại bày tỏ nỗi lo về mất ATVSTP sau khi nghe nhiều thông tin về bánh Trung thu hết hạn 2 năm vẫn bày bán hay thông tin bánh Trung thu của Trung Quốc chất lượng xấu tuồn vào Việt Nam… Nhận thức của đại bộ phận người dân về ATVSTP đã thay đổi nên các cơ sở kinh doanh bánh Trung thu cũng điều tiết việc nhập và bày bán sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng. 
Còn đối với những người tiêu dùng có kinh nghiệm, vấn đề mất ATVSTP phần nhiều đến từ những sản phẩm bánh Trung thu không có nhiều uy tín. Chị Nguyễn Thị Huế, khu đô thị Vũ Ninh - Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) chia sẻ: “Tôi về quê và thấy bánh Trung thu của các cơ sở tư nhân được đa số bà con cân nhắc lựa chọn vì giá cả rẻ hơn đáng kể so với các hãng lớn. Nhưng tôi thì nghĩ, mỗi năm chỉ có một dịp Trung thu nên tôi vẫn lựa chọn những hãng bánh có tên tuổi. Phần vì sẽ bảo đảm ATVSTP, phần vì có nhiều loại hương vị. Nếu hàng nào bày bán bánh Trung thu ngoài trời có ánh nắng chiếu vào sẽ không chọn vì bánh sẽ bị biến chất”.
Nhằm bảo đảm quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu, Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP tỉnh đã thành lập 3 đoàn thanh tra tập trung kiểm tra chất lượng ATVSTP tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và đồ chơi Trung thu trên địa bàn tỉnh để kịp thời ngăn chặn những hành vi sai phạm.
Về nội dung trọng điểm của đợt thanh tra, ông Trần Danh Phượng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, Trưởng Đoàn thanh tra liên ngành số 1 cho biết “Là đơn vị trực tiếp quản lý nhà nước về ATVSTP, chúng tôi tham mưu BCĐ liên ngành về ATVSTP tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng ATVSTP trong dịp Tết Trung thu. Đợt thanh kiểm tra sẽ tập trung chủ yếu vào các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Trung thu như bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát… đặc biệt là các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc các làng nghề truyền thống, các cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm ATVSTP. Chúng tôi cũng gợi ý thêm cho các đoàn về việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ các loại đồ chơi Trung thu”.
Theo đó, các đoàn thanh tra liên ngành sẽ kiểm tra các quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ sở như: Công bố tiêu chuẩn sản phẩm/công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP; ghi nhãn sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hỗ trợ chế biến thực phẩm; quảng cáo sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm; chất lượng sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm; quy trình chế biến bảo quản thực phẩm và tiến hành lấy mẫu khi cần thiết.
Hiện nay, người dân có thể cơ bản yên tâm khi tìm mua các loại bánh kẹo Trung thu song kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, thường đến sát ngày Trung thu mới là thời gian cao điểm người dân bắt đầu mua nhiều thực phẩm. Đó cũng là lúc các cơ sở kinh doanh bánh kẹo lậu lợi dụng sự chủ quan, sơ hở của người dân, trà trộn các sản phẩm nhập lậu, không rõ xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh để trục lợi và đánh lừa người tiêu dùng.
Hậu quả cuối cùng của việc không bảo đảm an toàn thực phẩm là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người ăn. Tết Trung thu đang đến gần, để nhà nhà đều có niềm vui trọn vẹn, người tiêu dùng cần đồng thuận và trách nhiệm cao trong bảo đảm ATVSTP. Đây chính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm ATVSTP một cách bền vững trong tình hình hiện nay.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, vì thế bảo đảm ATVSTP, nhất là khi chuẩn bị bước vào mùa cưới là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Xác định tầm quan trọng của vấn đề ATVSTP đối với xã hội, những năm qua, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo ATVSTP tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan đẩy mạnh tuyên truyền, cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện ATVSTP; kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trong việc giữ gìn vệ sinh thực phẩm; vận động người dân thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh trong chế biến, bảo quản thức ăn; xử lý kịp thời khi có các vụ ngộ độc xảy ra…
Đoàn kiểm tra ATVSTP của tỉnh kiểm tra một cơ sở sản xuất giò, chả tại thị trấn Phố Mới (Quế Võ) 
6 tháng đầu năm, các cấp, ngành hữu quan đã mở được hơn 28 lớp tập huấn về ATVSTP cho hơn 1.408 lượt người; tổ chức 8 buổi nói chuyện cho 424 người; phát hành hằng trăm đĩa CD, DVD, hơn 4.400 tờ gấp, tờ rơi… có nội dung liên quan đến ATVSTP. Ban chỉ đạo các cấp cũng thành lập các đoàn tiến hành kiểm tra thường xuyên công tác ATVSTP trên địa bàn, nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tại các lễ hội, sự kiện lớn…
Mặc dù các cấp, các ngành đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, nhưng vẫn có nhiều đơn vị, doanh nghiệp vi phạm quy định về ATVSTP. Qua kiểm tra trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã phát hiện 1.184 cơ sở có vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã cảnh cáo 89 cơ sở, đề nghị hủy, loại sản phẩm đối với 24 cơ sở sản xuất; phạt hành chính hàng chục cơ sở với số tiền hơn 37 triệu đồng.
Trên địa bàn vẫn để xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận thì hầu hết xảy ra trong cộng đồng khi người dân tổ chức tập trung ăn uống hoặc gia đình có việc cưới, việc tang. Mới đây nhất, ngày 2-9 tại thôn tại thôn Giới Tế (xã Phú Lâm, Tiên Du) đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 27 người phải nhập viện, khoảng 30 người được điều trị tại Trạm y tế xã và tại nhà. Hay vụ ngộ độc tại gia đình ông Nguyễn Bá Thiện xã Bình Định (Lương Tài) ngày 2-6. Trong số 8 người người ăn có 6 người bị ngộ độc, 5 người phải nhập viện. Không chỉ xảy ra ở cộng đồng, ngộ độc xảy ra ở bếp ăn tập thể, như trường hợp tại công ty Sung Woo Vina (Thuận Thành). Trong bữa ăn đêm ngày 18-3-2013 có có 262 người ăn thì có 11 người bị ngộ độc và phải nhập viện. Mặc dù các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không nhiều, chưa có người tử vong, song đã gây thiệt hại về kinh tế, tâm lý hoang mang lo lắng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bị ngộ độc.
Qua một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn có thể thấy rằng nhiều tập thể, người dân nhận thức chưa đúng đắn về công tác ATVSTP. Trong chế biến thực phẩm thường ngày hoặc chế biến thực phẩm trong bếp ăn tập thể, trong đám ma, đám cưới, bữa ăn đông người… vẫn chưa tuân thủ những qui định ATVSTP như không bảo đảm cơ sở vật chất; không được trang bị đầy đủ kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm; chưa quan tâm đến nguồn cung cấp thực phẩm; bảo quản thực phẩm không đúng qui định… Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn những người vì lợi ích cá nhân, bất chấp thủ đoạn để sản xuất, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm “bẩn” hay dùng thuốc kích thích, tăng trọng vượt mức cho phép để tăng nắng suất cây trồng, vật nuôi.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các cấp, các ngành hữu quan, đặc biệt Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP cần tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với vấn đề ATVSTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm nhất là trong các dịp lễ, tết, hội hè, đình đám, các bếp ăn tập thể, gia đình có việc tang, việc cưới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn, nơi cung cấp thực phẩm. Đối với mỗi người, mỗi nhà cần nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Friday, September 13, 2013

Bản vùng cao sống chung với... ngập lụt

Nằm lọt thỏm trong thung lũng gần quốc lộ 1B, từ nhiều đời nay người dân bản Lân Luông, xã Long Đống (Bắc Sơn - Lạng Sơn) luôn sống trong tình trạng ngập lụt sau mỗi trận mưa lớn.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Chủ nhân ngôi nhà nằm ngay đầu bản người Tày, anh Dương Công Phong đứng trên hiên nhà ngập nước kể rằng từ khi lập bản đến nay, tình trạng ngập lụt luôn xảy ra sau mỗi trận mưa lớn kéo dài, đặc biệt vào mùa mưa bão. Anh cho biết từ đầu mùa mưa năm nay đã gần chục lần bản ngập trong nước mà mỗi lần phải sau một, hai tuần mới rút hết nước.
Phân trường Tiểu học Lân Luông nằm sát con đường chính vào bản cũng cùng số phận luôn ngập nước sau mỗi trận mưa lớn. Chị Hoàng Thị Hảo, người dân của bản có con đang học tại phân trường cho biết sau mỗi đợt nghỉ do lụt, cô, trò lại phải dạy, học bù vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Nhìn từ trên quốc lộ, bản Lân Luông với những mái âm dương nâu trầm càng nổi bật trên nền nước lung linh thật đẹp. Nhưng khi vào bản, những rác, phân người, phân gia súc nổi lềnh bềnh khắp nơi khiến nhiều người không khỏi lo ngại nguy cơ bệnh tật rình rập cuộc sống người dân nơi đây.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Nhìn từ trên con đèo qua quốc lộ 1B, bản Lân Luông đẹp hơn với mặt nước mênh mông, mái nhà nhấp nhô trên mặt nước.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Đàn ngan bơi trên con đường bê tông dẫn vào bản.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Nhiều hộ dân bị nước ngập vào toàn bộ sân, vườn. 
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Người phụ nữ này phải dùng gậy chống khi đi lại để tránh ngã.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Toàn bộ phần phụ phía dưới một ngôi nhà sàn chìm trong nửa mét nước.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Theo truyền thống, dưới gầm sàn các gia đình người dân ở đây cũng là nơi nuôi gia súc, gia cầm. Khi ngập lụt, phân gia súc, gia cầm theo con nước trôi khắp bản.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Chị Hoàng Thị Hảo đã phải gửi hai con trâu sang nhà người bà con vì gầm sàn ngập hơn nửa mét. Chị cũng tỏ ra rất lo ngại dịch bệnh từ các loại phân gia súc, gia cầm... trôi khắp nơi trong bản.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Một con ngõ đầy nước trong bản Lân Luông.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Ngôi nhà sàn truyền thống tỏ ra đắc dụng với lụt lội.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Con đường chính dẫn vào bản ngập sâu dưới nước.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Một nam học sinh đang gắng nhấn bàn đạp vượt qua dòng nước lụt.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,

bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Một cậu trò nhỏ nhọc nhằn dắt xe lên thềm nhà qua dòng nước lụt.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Phân trường Tiểu học Lân Luông luôn phải nghỉ mỗi lần nước ngập. Cô, trò thường phải dạy, học bù vào các ngày nghỉ cuối tuần.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Những bải cỏ xanh tốt ngập dưới mặt nước, những hộ dân chăn nuôi trâu bò phải đưa đàn gia súc lội qua dòng nước đến các bãi chăn thả xa hơn.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Việc đi lại của dân bản rất khó khăn sau những ngày mưa lớn.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Chiếc xe máy của gia đình anh Dương Công Phong được để trên vệ đường cả ngày, đêm vì sân nhà ngập sâu trong nước không thể đưa xe vào.
bản, người Tày, ngập lụt, Lân Luông, Lạng Sơn,
Hiện tượng ngập, lụt diễn ra hết đời này sang đời khác khiến người dân quen với việc sinh hoạt trong lụt lội.